Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Nguy cơ người Việt thất nghiệp, doanh nghiệp thuê lao động ngoại

Nếu lao động của Việt Nam không tự nâng cao kỹ năng, trình độ của mình thì bị thất nghiệp ngay trong nước là dễ hiểu.

Lao động Việt: 10 năm mới bằng Philippines "dậm chân tại chỗ"
Thích bằng cấp, thiếu kỹ năng

Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với lao động Việt Nam cũng như công tác đào tạo nghề hiện nay.

Nhiều nhận định cho rằng, nếu không kịp thời đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật, ngoại ngữ cho người lao động thì không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, mà thậm chí cả doanh nghiệp Việt Nam, người Việt Nam cũng có khả năng phải thuê lao động nước ngoài làm việc, đặc biệt là lao động Philippines vì ngoài kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kỷ luật làm việc, họ “ăn đứt” lao động Việt Nam về trình độ tiếng Anh.




Đồng tình với nhìn nhận trên, ông Nguyễn Ngọc Xuân – Chủ nhiệm HTX TTCN DV-TM Cao Nguyên (Thành phố Đà Lạt) chia sẻ, qua nắm bắt tâm lý các doanh nghiệp có thể thấy không phải hầu hết các doanh nghiệp đều có tâm lý mong muốn và sẵn sàng để hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp than phiền nhiều nhất chính là chất lượng lao động và ý thức của lao động trong nước.

Không chỉ đơn giản tuyển dụng lao động về rồi lại phải bỏ thời gian, công sức, kinh phí để đào tạo lại từ đầu, ông Xuân còn cho biết tâm lý, tầm nhìn ngắn của người lao động cũng khiến nhiều doanh nghiệp ngán ngẩm.

Thứ nhất, vấn đề của đào tạo. Đầu tiên phải nhìn nhận công tác đào tạo hiện cũng đang có nhiều vấn đề. Đào tạo lý thuyết không đi liền với thực hành. Một trong những khó khăn của các trung tâm đào tạo nghề là không kinh doanh mà chỉ đơn thuần là đào tạo nghề, do đó, họ không thể hiểu yêu cầu của từng mã hàng thế nào, mỗi thị trường yêu cầu khác nhau ra sao để đào tạo. Thiếu đi điều này, việc đào tạo sẽ không thể bám sát được yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.

Có lẽ cần phải định nghĩa lại về đào tạo lao động là “truyền nghề” chứ không phải là “dạy nghề”. HTX TTCN DV-TM Cao Nguyên hàng năm vẫn đứng ra đảm nhận công tác đào tạo lại lao động theo chương trình của DN. Trung bình mỗi một khóa đào tạo có từ 35 học viên, chương trình đào tạo liên tục trong khoảng 300 tiết (khoảng 3 tháng), chi phí cho mỗi học viên khoảng 1,5 triệu/một học viên/ một khóa học.

Mặc dù, khoản hỗ trợ chi phí này do ngân sách chi trả cho đơn vị dạy nghề nhưng tâm lý của các doanh nghiệp cũng không thấy thoải mái. Trong khi, ngân sách nhà nước lại phải tiêu tốn quá nhiều cho các trường đại học, cao đẳng song không đem lại hiệu quả như mong muốn.

Nguyên nhân là do, các trường này quá coi trọng lý thuyết và xem nhẹ thực hành. Đây rõ ràng là sự lãng phí rất lớn, học viên vừa mất tiền, thời gian, ngân sách mất tiền nhưng cuối cùng không sử dụng được trong thực tế.

Thứ hai, về yêu cầu của doanh nghiệp. Từ đào tạo thiếu thực tế dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu của DN. Cứ cho rằng, mỗi doanh nghiệp yêu cầu một khác nhau. Có doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải đứng máy, nhưng cũng có doanh nghiệp yêu cầu làm thủ công. Doanh nghiệp xuất sang thị trường Nhật Bản sẽ đòi hỏi lao động khác với DN xuất sang thị trường Mỹ, Châu Âu… do đó, có phải đào tạo lại cho lao động thì cũng có thể thông cảm được. Nhưng, ở mỗi lao động khi đã qua trường lớp đào tạo phải có được kỹ năng cơ bản, nhất là sự nhạy bén, chủ động nắm bắt những kỹ thuật mới, yêu cầu mới.

Thứ ba, ý thức của người lao động. Tư duy và ý thức của người lao động cũng là vấn đề lớn. Ông Xuân cho biết, bản thân lao động của Việt Nam cũng thiếu chủ động, tầm nhìn ngắn hạn. Lao động Việt Nam mới chỉ quan tâm họ được cái gì chứ chưa quan tâm tới chuyện làm sao để thích nghi

“Họ chỉ xác định ngày hôm nay đi làm được bao nhiêu tiền, ngày mai sẽ trả bao nhiêu chứ chưa trú trọng tới việc tự nâng cao chất lượng, kỹ năng lao động để thích nghi với môi trường lao động khó” – ông Xuân nói.

Về lao động kỹ thuật cao, theo ông Xuân cũng bị DN chê rất nhiều. Đã từng làm việc với DN Lilama ở Đồng Nai, ông cho biết họ cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng, đào tạo lại lao động.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét