Vượt qua nhiều trường ĐH hàng đầu, ĐH Duy Tân và Tôn Đức Thắng đã dành vị trí dẫn đầu về năng suất công bố quốc tế.
Trường tự phong PGS, GS: Đừng nghi ngại, nên khuyến khích
Trường tự phong GS, PGS: "Nên khuyến khích áp chuẩn quốc tế"
Báo Giáo dục Việt Nam đưa tin, đó là kết quả thống kê có tính chất tham khảo của hai nghiên cứu sinh Phạm Hiệp và Huỳnh Hữu Hiền theo cách tính số lượng bài báo công bố trên ISI trên tổng số cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ, của một số đại học có số lượng công bố quốc tế hàng đầu Việt Nam tính từ đầu năm 2015 đến nay, bằng cách tổng hợp dữ liệu từ trang Web of Science.
Về số lượng cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ, hai nghiên cứu sinh cho biết họ đã lên từng website các trường để ghi nhận dữ liệu.
Kết quả thống kê cho thấy, năng suất nghiên cứu khoa học của các đại học lớn như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Cần Thơ… đều xếp sau Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) và Đại học Tôn Đức Thắng.
Riêng Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh có số lượng tiến sĩ nhiều nhất với 1.087 người nhưng chỉ có số bài báo ISI là 94 (tỷ lệ 0,09 bài ISI/tiến sĩ), xếp cuối cùng trong 7 trường được khảo sát.
Hai truong DH dan dau ve nang suat cong bo quoc te
Đại học Duy Tân góp tên trong bảng xếp hàng công bố quốc tế
Trong khi đó trường Đại học Duy Tân có 122 tiến sĩ nhưng lại có tới 52 bài báo ISI được công bố (tỷ lệ 0,43 bài ISI/tiến sĩ) đứng ở vị trí dẫn đầu về năng suất công bố quốc tế.
Nghiên cứu sinh Huỳnh Hữu Hiền cho rằng, những trường có hiệu suất công bố quốc tế cao đã có chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho nghiên cứu khoa học; họ đã thực hiện hợp tác quốc tế hiệu quả trong nghiên cứu khoa học.
Các trường này đã tăng cường thu hút, xây dựng, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu cơ hữu tại trường một cách hiệu quả. Hơn nữa trường có chế độ khen thưởng, khuyến khích nghiên cứu khoa học tốt.
Trong khi đó, theo thống kê ISI thì năm 2014, Việt Nam có tổng số 2.301 công bố, sau Singapore, Malaysia và Thái Lan. Nếu tính theo tỷ lệ công bố trên tổng số dân hơn 90 triệu người thì rõ ràng chúng ta kém quá xa các nước.
Đứng đầu số lượng công bố quốc tế là ĐH Bách Khoa TPHCM, ĐH Quốc Gia TPHCM, ĐH Quốc Gia Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng cũng có tên trong danh sách này.
Theo một số liệu thống kê khác năm 2013 – 2014, cả nước có khoảng 9.000 giáo sư và 24.300 tiến sĩ. Bởi số giáo sư, tiến sĩ Việt Nam "nhiều nhất Đông Nam Á" như chia sẻ của Phó Tổng thư ký liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Phạm Bích San.
Tuy nhiên, năm 2012, các nhà khoa học Việt Nam công bố được 1.630 bài báo khoa học trên các tập san quốc tế, chỉ bằng 30% của Thái Lan, 22% của Malaysia và 17% của Singapore. Điều này cho thấy năng suất khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn so với số lượng GS, TS hiện có.
Theo GS Phạm Duy Hiển, nguyên Phó Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia, số công trình do nội lực chỉ chiếm 30%, vào loại thấp nhất khu vực, so với 90% ở Nhật, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc).
Các bài báo xuất bản trên các tạp chí nước ngoài chủ yếu là do những người mang quốc tịch Việt Nam đang làm việc ở các nước khác viết. Trong khi đó, lúc họ về Việt Nam công tác thì lại không có bài báo nào đăng trên tạp chí quốc tế nữa.
Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015
Nguy cơ người Việt thất nghiệp, doanh nghiệp thuê lao động ngoại
Nếu lao động của Việt Nam không tự nâng cao kỹ năng, trình độ của mình thì bị thất nghiệp ngay trong nước là dễ hiểu.
Lao động Việt: 10 năm mới bằng Philippines "dậm chân tại chỗ"
Thích bằng cấp, thiếu kỹ năng
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với lao động Việt Nam cũng như công tác đào tạo nghề hiện nay.
Nhiều nhận định cho rằng, nếu không kịp thời đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật, ngoại ngữ cho người lao động thì không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, mà thậm chí cả doanh nghiệp Việt Nam, người Việt Nam cũng có khả năng phải thuê lao động nước ngoài làm việc, đặc biệt là lao động Philippines vì ngoài kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kỷ luật làm việc, họ “ăn đứt” lao động Việt Nam về trình độ tiếng Anh.
Đồng tình với nhìn nhận trên, ông Nguyễn Ngọc Xuân – Chủ nhiệm HTX TTCN DV-TM Cao Nguyên (Thành phố Đà Lạt) chia sẻ, qua nắm bắt tâm lý các doanh nghiệp có thể thấy không phải hầu hết các doanh nghiệp đều có tâm lý mong muốn và sẵn sàng để hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp than phiền nhiều nhất chính là chất lượng lao động và ý thức của lao động trong nước.
Không chỉ đơn giản tuyển dụng lao động về rồi lại phải bỏ thời gian, công sức, kinh phí để đào tạo lại từ đầu, ông Xuân còn cho biết tâm lý, tầm nhìn ngắn của người lao động cũng khiến nhiều doanh nghiệp ngán ngẩm.
Thứ nhất, vấn đề của đào tạo. Đầu tiên phải nhìn nhận công tác đào tạo hiện cũng đang có nhiều vấn đề. Đào tạo lý thuyết không đi liền với thực hành. Một trong những khó khăn của các trung tâm đào tạo nghề là không kinh doanh mà chỉ đơn thuần là đào tạo nghề, do đó, họ không thể hiểu yêu cầu của từng mã hàng thế nào, mỗi thị trường yêu cầu khác nhau ra sao để đào tạo. Thiếu đi điều này, việc đào tạo sẽ không thể bám sát được yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.
Có lẽ cần phải định nghĩa lại về đào tạo lao động là “truyền nghề” chứ không phải là “dạy nghề”. HTX TTCN DV-TM Cao Nguyên hàng năm vẫn đứng ra đảm nhận công tác đào tạo lại lao động theo chương trình của DN. Trung bình mỗi một khóa đào tạo có từ 35 học viên, chương trình đào tạo liên tục trong khoảng 300 tiết (khoảng 3 tháng), chi phí cho mỗi học viên khoảng 1,5 triệu/một học viên/ một khóa học.
Mặc dù, khoản hỗ trợ chi phí này do ngân sách chi trả cho đơn vị dạy nghề nhưng tâm lý của các doanh nghiệp cũng không thấy thoải mái. Trong khi, ngân sách nhà nước lại phải tiêu tốn quá nhiều cho các trường đại học, cao đẳng song không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nguyên nhân là do, các trường này quá coi trọng lý thuyết và xem nhẹ thực hành. Đây rõ ràng là sự lãng phí rất lớn, học viên vừa mất tiền, thời gian, ngân sách mất tiền nhưng cuối cùng không sử dụng được trong thực tế.
Thứ hai, về yêu cầu của doanh nghiệp. Từ đào tạo thiếu thực tế dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu của DN. Cứ cho rằng, mỗi doanh nghiệp yêu cầu một khác nhau. Có doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải đứng máy, nhưng cũng có doanh nghiệp yêu cầu làm thủ công. Doanh nghiệp xuất sang thị trường Nhật Bản sẽ đòi hỏi lao động khác với DN xuất sang thị trường Mỹ, Châu Âu… do đó, có phải đào tạo lại cho lao động thì cũng có thể thông cảm được. Nhưng, ở mỗi lao động khi đã qua trường lớp đào tạo phải có được kỹ năng cơ bản, nhất là sự nhạy bén, chủ động nắm bắt những kỹ thuật mới, yêu cầu mới.
Thứ ba, ý thức của người lao động. Tư duy và ý thức của người lao động cũng là vấn đề lớn. Ông Xuân cho biết, bản thân lao động của Việt Nam cũng thiếu chủ động, tầm nhìn ngắn hạn. Lao động Việt Nam mới chỉ quan tâm họ được cái gì chứ chưa quan tâm tới chuyện làm sao để thích nghi
“Họ chỉ xác định ngày hôm nay đi làm được bao nhiêu tiền, ngày mai sẽ trả bao nhiêu chứ chưa trú trọng tới việc tự nâng cao chất lượng, kỹ năng lao động để thích nghi với môi trường lao động khó” – ông Xuân nói.
Về lao động kỹ thuật cao, theo ông Xuân cũng bị DN chê rất nhiều. Đã từng làm việc với DN Lilama ở Đồng Nai, ông cho biết họ cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng, đào tạo lại lao động.
Lao động Việt: 10 năm mới bằng Philippines "dậm chân tại chỗ"
Thích bằng cấp, thiếu kỹ năng
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với lao động Việt Nam cũng như công tác đào tạo nghề hiện nay.
Nhiều nhận định cho rằng, nếu không kịp thời đào tạo nghề nghiệp, chuyên môn, kỹ năng, kỷ luật, ngoại ngữ cho người lao động thì không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, mà thậm chí cả doanh nghiệp Việt Nam, người Việt Nam cũng có khả năng phải thuê lao động nước ngoài làm việc, đặc biệt là lao động Philippines vì ngoài kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề, kỷ luật làm việc, họ “ăn đứt” lao động Việt Nam về trình độ tiếng Anh.
Đồng tình với nhìn nhận trên, ông Nguyễn Ngọc Xuân – Chủ nhiệm HTX TTCN DV-TM Cao Nguyên (Thành phố Đà Lạt) chia sẻ, qua nắm bắt tâm lý các doanh nghiệp có thể thấy không phải hầu hết các doanh nghiệp đều có tâm lý mong muốn và sẵn sàng để hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN.
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp than phiền nhiều nhất chính là chất lượng lao động và ý thức của lao động trong nước.
Không chỉ đơn giản tuyển dụng lao động về rồi lại phải bỏ thời gian, công sức, kinh phí để đào tạo lại từ đầu, ông Xuân còn cho biết tâm lý, tầm nhìn ngắn của người lao động cũng khiến nhiều doanh nghiệp ngán ngẩm.
Thứ nhất, vấn đề của đào tạo. Đầu tiên phải nhìn nhận công tác đào tạo hiện cũng đang có nhiều vấn đề. Đào tạo lý thuyết không đi liền với thực hành. Một trong những khó khăn của các trung tâm đào tạo nghề là không kinh doanh mà chỉ đơn thuần là đào tạo nghề, do đó, họ không thể hiểu yêu cầu của từng mã hàng thế nào, mỗi thị trường yêu cầu khác nhau ra sao để đào tạo. Thiếu đi điều này, việc đào tạo sẽ không thể bám sát được yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng.
Có lẽ cần phải định nghĩa lại về đào tạo lao động là “truyền nghề” chứ không phải là “dạy nghề”. HTX TTCN DV-TM Cao Nguyên hàng năm vẫn đứng ra đảm nhận công tác đào tạo lại lao động theo chương trình của DN. Trung bình mỗi một khóa đào tạo có từ 35 học viên, chương trình đào tạo liên tục trong khoảng 300 tiết (khoảng 3 tháng), chi phí cho mỗi học viên khoảng 1,5 triệu/một học viên/ một khóa học.
Mặc dù, khoản hỗ trợ chi phí này do ngân sách chi trả cho đơn vị dạy nghề nhưng tâm lý của các doanh nghiệp cũng không thấy thoải mái. Trong khi, ngân sách nhà nước lại phải tiêu tốn quá nhiều cho các trường đại học, cao đẳng song không đem lại hiệu quả như mong muốn.
Nguyên nhân là do, các trường này quá coi trọng lý thuyết và xem nhẹ thực hành. Đây rõ ràng là sự lãng phí rất lớn, học viên vừa mất tiền, thời gian, ngân sách mất tiền nhưng cuối cùng không sử dụng được trong thực tế.
Thứ hai, về yêu cầu của doanh nghiệp. Từ đào tạo thiếu thực tế dẫn tới không đáp ứng được yêu cầu của DN. Cứ cho rằng, mỗi doanh nghiệp yêu cầu một khác nhau. Có doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải đứng máy, nhưng cũng có doanh nghiệp yêu cầu làm thủ công. Doanh nghiệp xuất sang thị trường Nhật Bản sẽ đòi hỏi lao động khác với DN xuất sang thị trường Mỹ, Châu Âu… do đó, có phải đào tạo lại cho lao động thì cũng có thể thông cảm được. Nhưng, ở mỗi lao động khi đã qua trường lớp đào tạo phải có được kỹ năng cơ bản, nhất là sự nhạy bén, chủ động nắm bắt những kỹ thuật mới, yêu cầu mới.
Thứ ba, ý thức của người lao động. Tư duy và ý thức của người lao động cũng là vấn đề lớn. Ông Xuân cho biết, bản thân lao động của Việt Nam cũng thiếu chủ động, tầm nhìn ngắn hạn. Lao động Việt Nam mới chỉ quan tâm họ được cái gì chứ chưa quan tâm tới chuyện làm sao để thích nghi
“Họ chỉ xác định ngày hôm nay đi làm được bao nhiêu tiền, ngày mai sẽ trả bao nhiêu chứ chưa trú trọng tới việc tự nâng cao chất lượng, kỹ năng lao động để thích nghi với môi trường lao động khó” – ông Xuân nói.
Về lao động kỹ thuật cao, theo ông Xuân cũng bị DN chê rất nhiều. Đã từng làm việc với DN Lilama ở Đồng Nai, ông cho biết họ cũng gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển dụng, đào tạo lại lao động.
Tình hình Syria: Sứ quán Nga bị pháo kích
Đại sứ quán Nga tại Damascus trúng đạn pháo ngày 20/9 khiến Moscow lên án "cuộc tấn công tội ác"nhằm vào phái đoàn ngoại giao.
Hãng Lenta ngày 21/9 dẫn thông báo trên website chính thức của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, vụ tấn công xảy ra vào khoảng 9h sáng (giờ địa phương) nhằm vào trụ sở Đại sứ quán. Đạn pháo không găm vào tòa nhà và không gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Theo Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, vụ tấn công do lực lượng chiến binh chống chính quyền Tổng thống Basahar al-Assad chủ mưu.
Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác nước ngoài cung cấp cho Moscow những thông tin cần thiết liên quan tới vụ tấn công trên.
Đại sứ quán Nga tại Damascus liên tục trở thành mục tiêu trước các cuộc pháo kích trong những tháng gần đây.
“Chúng tôi lên án những vụ pháo kích nhằm vào cơ quan ngoại giao Nga tại Damascus. Moscow đang chờ đợi một quan điểm rõ ràng về kế hoạch chống khủng bố từ cộng đồng quốc tế, cùng các bên trong khu vực”, Bộ Ngoại giao tuyên bố.
Hồi tháng giêng một quả pháo cũng bay trúng vào nóc nhà của cơ quan ngoại giao Nga. Vào tháng 4/2015, 3 người khác cũng bị thương trong một cuộc pháo kích. Không lâu sau đó, hôm 19/5 đại sứ Nga tại thủ đô Damascus đã phải hứng chịu hai đợt tấn công bằng đạn súng cối làm một người đã thiệt mạng.
Các phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, cuộc tấn công được thực hiện bởi các tay súng nước ngoài đang hoạt động chống lại chính phủ tại Syria. Nga cũng cáo buộc nhóm đứng đằng sau cuộc tấn công hành động theo mệnh lệnh của "những nhà tài trợ nước ngoài", nhưng không nói rõ nước nào.
RT dẫn lời Abdel Bari Atwan, Tổng biên tập trang Rai Al-Youm, cho biết các vụ tấn công vào sứ quán Nga cho thấy, chính phủ của ông Assad đang mất dần vị thế trước quân nổi dậy. Trong khi, nhà bình luận Alaa Ebrahim nhận định, phiến quân đang cố tình nhắm vào sứ quán Nga khi mối quan hệ giữa Nga và Syria ngày càng khăng khít, thân mật.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra, Moscow luôn sánh cánh cùng chính quyền tổng thống Assad thông qua các kế hoạch viện trợ quân sự cũng như đưa các chuyên gia quân sự và chuyên viên kỹ thuật từ Moscow sang quốc gia Trung Đông để hỗ trợ nước này.
Moscow đã nhiều lần khẳng định việc Nga ủng hộ chế độ của Tổng thống Assad và giúp chính quyền Damascus trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar, bị cáo buộc ủng hộ lực lượng Takfiri tiến hành các hoạt động chống lại chính phủ Syria.
Hôm 19/9, Nga tuyên bố sẽ xem xét bất cứ yêu cầu hỗ trợ quân sự nào đối với Syria, nếu nhận được đề nghị từ chính phủ của Tổng thống Assad. Hiện tại, theo một số nguồn tin, Moscow đang cung cấp một số thiết bị quân sự và vũ khí cho quân đội Syria. Tuy nhiên, giới chức Nga khẳng định khí tài quân sự được chuyển giao dựa trên các hợp đồng trước đó.
Syria chìm trong một cuộc nội chiến đẫm máu kể từ tháng 3 /2011, khi lực lượng chính phủ của Tổng thống Bashar Assad chiến đấu chống lại các nhóm đối lập và khủng bố, bao gồm cả Al-Qaeda có liên kết với lưc lượng Nusra Front và Nhà nước Hồi giáo.
Hãng Lenta ngày 21/9 dẫn thông báo trên website chính thức của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, vụ tấn công xảy ra vào khoảng 9h sáng (giờ địa phương) nhằm vào trụ sở Đại sứ quán. Đạn pháo không găm vào tòa nhà và không gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Theo Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, vụ tấn công do lực lượng chiến binh chống chính quyền Tổng thống Basahar al-Assad chủ mưu.
Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế và các đối tác nước ngoài cung cấp cho Moscow những thông tin cần thiết liên quan tới vụ tấn công trên.
Đại sứ quán Nga tại Damascus liên tục trở thành mục tiêu trước các cuộc pháo kích trong những tháng gần đây.
“Chúng tôi lên án những vụ pháo kích nhằm vào cơ quan ngoại giao Nga tại Damascus. Moscow đang chờ đợi một quan điểm rõ ràng về kế hoạch chống khủng bố từ cộng đồng quốc tế, cùng các bên trong khu vực”, Bộ Ngoại giao tuyên bố.
Hồi tháng giêng một quả pháo cũng bay trúng vào nóc nhà của cơ quan ngoại giao Nga. Vào tháng 4/2015, 3 người khác cũng bị thương trong một cuộc pháo kích. Không lâu sau đó, hôm 19/5 đại sứ Nga tại thủ đô Damascus đã phải hứng chịu hai đợt tấn công bằng đạn súng cối làm một người đã thiệt mạng.
Các phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, cuộc tấn công được thực hiện bởi các tay súng nước ngoài đang hoạt động chống lại chính phủ tại Syria. Nga cũng cáo buộc nhóm đứng đằng sau cuộc tấn công hành động theo mệnh lệnh của "những nhà tài trợ nước ngoài", nhưng không nói rõ nước nào.
RT dẫn lời Abdel Bari Atwan, Tổng biên tập trang Rai Al-Youm, cho biết các vụ tấn công vào sứ quán Nga cho thấy, chính phủ của ông Assad đang mất dần vị thế trước quân nổi dậy. Trong khi, nhà bình luận Alaa Ebrahim nhận định, phiến quân đang cố tình nhắm vào sứ quán Nga khi mối quan hệ giữa Nga và Syria ngày càng khăng khít, thân mật.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Syria nổ ra, Moscow luôn sánh cánh cùng chính quyền tổng thống Assad thông qua các kế hoạch viện trợ quân sự cũng như đưa các chuyên gia quân sự và chuyên viên kỹ thuật từ Moscow sang quốc gia Trung Đông để hỗ trợ nước này.
Moscow đã nhiều lần khẳng định việc Nga ủng hộ chế độ của Tổng thống Assad và giúp chính quyền Damascus trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố.
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh trong khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Qatar, bị cáo buộc ủng hộ lực lượng Takfiri tiến hành các hoạt động chống lại chính phủ Syria.
Hôm 19/9, Nga tuyên bố sẽ xem xét bất cứ yêu cầu hỗ trợ quân sự nào đối với Syria, nếu nhận được đề nghị từ chính phủ của Tổng thống Assad. Hiện tại, theo một số nguồn tin, Moscow đang cung cấp một số thiết bị quân sự và vũ khí cho quân đội Syria. Tuy nhiên, giới chức Nga khẳng định khí tài quân sự được chuyển giao dựa trên các hợp đồng trước đó.
Syria chìm trong một cuộc nội chiến đẫm máu kể từ tháng 3 /2011, khi lực lượng chính phủ của Tổng thống Bashar Assad chiến đấu chống lại các nhóm đối lập và khủng bố, bao gồm cả Al-Qaeda có liên kết với lưc lượng Nusra Front và Nhà nước Hồi giáo.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)